Lịch sử Panduranga_(địa_khu)

Lịch sử Chăm Pa thời kỳ đầu qua các sử liệu và bia ký chỉ cho thấy những thông tin ở miền Bắc tại vùng AmaravatiVijaya. Thông tin về các địa khu/tiểu quốc phía nam như Panduraga và Kauthara nhắc tới muộn hơn. Có những công trình nghiên cứu cho rằng trước khi hợp nhất vào Lâm Ấp, Pandaranga là vùng lãnh thổ là chư hầu của Phù Nam

Sau sự sụp đổ của các Vương triều phía bắc trong thời kỳ Lâm Ấp, vào năm 757 một Vương triều mới là Hoàn Vương ở phía nam trong vùng Panduranga lên nắm quyền kiểm soát toàn Chăm Pa, với kinh đô là Virapura, trong thời kỳ Hoàn Vương. Virapura nói riêng và Panduranga nói chung thực sự là trung tâm quyền lực của vương quốc, và đến năm 859 mới kết thúc vai trò trung tâm của mình đến thế kỷ 15

Từ năm 1471, sau khi kinh đô Vijaya thất thủ trước Đại Việt, Chăm Pa mất các lãnh thổ miền bắc từ đèo Cù Mông trở ra. Người Chăm tập trung quay về khu vực phía nam với vương quốc mới là Panduranga-Chăm Pa, từ lúc đó địa khu Panduranga lại trở thành trung tâm hành chính chính trị của Chăm Pa tới năm 1832 khi nhà Nguyễn đặt Panduranga làm thành tỉnh Bình Thuận